Ưu và nhược điểm của các vật liệu trám răng

Composite: Đây là loại vật liệu khá mới, được sử dụng khá phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây trong kỹ thuật trám răng. Ở nước ngoài, vật liệu composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng vượt trội của nó hơn hẳn cả Amangam và xi-măng silicat. Ở nước ta phương pháp hàn composite còn được các trung tâm nha khoa gọi là trám răng thẩm mỹ.

+ Ưu thế nổi bật nhất của composite chính là tính thẩm mỹ rất cao. Có rất nhiều màu khác nhau để cho khách hàng chọn lựa. Bên cạnh đó, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-măng. Do đó, có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những chỗ đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như răng cửa cho tới những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.

+ Tuy nhiên nhược điểm của vật liệu này là đòi hỏi độ chính xác cao nếu không sẽ rất dễ tái phát sâu răng. Chính vì thế yêu cầu bác sĩ chính quy giàu kinh nghiệm và chuyên môn về thẩm mỹ.

Amangam:đây là vật liệu đã được sử dụng từ rất lâu đời (khoảng trên 100 năm). Là hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…

+ Ưu điểm của Amangam là rẻ, rất dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những chỗ cần phải chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.

+ Nhược điểm là tính thẩm mỹ kém do có màu xám bạc, do đó vật liệu này thường chỉ được dùng để hàn các răng ở phía trong của hàm răng như răng cối. Mặt khác Amangam còn dẫn nhiệt và dẫn điện, do vậy ảnh hưởng đến cảm giác của bạn khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
==: Bọc răng sứ như thế nào?

Inlay và Onlay:Đây đươc coi là một phương pháp tối ưu trong phục hồi răng thẩm mỹ được áp dụng trong trường hợp răng bị mất đi một phần hay toàn bộ cấu trúc của thân răng. Răng trong những trường hợp này có thể do nhiều nguyên nhân: sâu răng; bể mẻ do chấn thương, mòn răng do thói quen…tất cả đều có thể phục hồi khi dùng vật liệu này. Nó thay thế cho một mão toàn diện trong trường hợp tổn thương của răng không lan rộng, không bị thay đổi màu sắc theo thời gian, có độ bền cao, chức năng ăn nhai tốt.

GIC:có đặc tính phóng thích chậm fluor nên sau khi trám làm tăng độ cứng, GIC không gây kích ứng và viêm lợi, được sử dụng tốt nhất khi trám xoang loại I. Vật liệu GIC là vật liệu trám răng hiệu quả, nhưng có cách sử dụng tương đối đơn giản, điều trị giai đoạn sớm của bệnh sâu răng thậm trí còn có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

Bài viết mới: Trám răng trong trường hợp nào, tại sao cần trám răng?

Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.8/5 - (1854 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha