Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ khác nhau như thế nào?

Phục hình răng sứ đang dần trở nên phổ biến với nhu cầu làm đẹp và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trên thị trường hiện nay, tồn tại hai loại răng sứ cơ bản là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Hãy cùng nhau tìm hiểu ưu và nhược điểm để chọn giải pháp tối ưu nhất.
 
Phân biệt giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ:
 
- Răng sứ kim loại có phần sườn bên ngoài làm từ các hợp chất kim loại (Niken-Crom, Crom-Coban, Titan hay vàng…) phủ bên ngoài là lớp sứ ceramco 3.
- Răng toàn sứ ( răng sứ không kim loại): đúng như tên gọi, răng toàn sứ với khung sườn bên trong đến lớp phủ bên ngoài hoàn toàn từ chất liệu sứ nguyên chất.
 
 
So sánh giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ:
 
- Chí phí
Răng toàn sứ có giá thành cao hơn so với răng sứ kim loại do khác biệt về chất liệu, sự tự nhiên về hình dáng và màu sắc răng.
 
- Về mặt thẩm mỹ
Răng sứ kim loại có khung sườn bên trong bằng hợp chất kim loại, khi ánh sáng chiếu vào lớp phủ sứ bên ngoài không che được màu sắc của ánh kim loại lộ ra ngoài khiến răng có màu sậm hơn. Răng toàn sứ không bị đổi màu sắc khi ánh sáng chiếu vào, màu sắc sáng trắng như răng thật.
 
- Đen viền nướu
Sau một thời gian, răng sứ kim loại bị oxi hóa do tuyến nước bọt trong khoang miệng gây đen viền nướu gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra với những người dị ứng kim loại có thể bị ảnh hưởng sức khỏe. Trong khi đó răng toàn sứ không gặp phản ứng oxi hóa, viền nướu không bị đen, màu răng vẫn sáng bóng như ban đầu.
 
- Độ bền chắc
Rrăng sứ kim loại với khung sườn kim loại bên trong nên khả năng đảm bảo lực nhai tốt như răng thật, lực nhai tương đương răng hàm. Không hề thua kém, răng toàn sứ được nung ở nhiệt độ >1600 độ nên độ cứng gấp 4 lần răng thật, chịu được lực tác động mạnh lên răng.
 
 
- Tuổi thọ
Thời gian duy trì của răng sứ kim loại từ 4 – 5 năm, sau đó răng có khả năng bị oxi hóa, khung kim loại dần tụt ra ngoài gây nên đen viền nướu, cần thay răng mới để đảm bảo tính thẩm mỹ. Vì vậy, nhiều người không bọc răng sứ kim loại với những răng cửa, răng lộ ra ngoài.
 
Răng toàn sứ duy trì từ 10 năm đến suốt đời nếu bạn có chế độ chăm sóc răng miệng tốt răng sẽ không xuất hiện hiện tượng đen viền nướu.
 
Trên đây là những phân biệt về tính năng, lợi ích của răng sứ kim loại và răng toàn sứ, ta có thể nhận thấy mặt tích cực của răng toàn sứ nhưng kèm theo đó là chi phí điều trị cao. Quyết định là của bạn nhưng bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa để có thể nhận được những tư vấn hiệu quả nhất.
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.4/5 - (1234 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha