Trám răng có đau không, cách khắc phục trám răng

Trong số tất cả các kỹ thuật thẩm mỹ răng ở nha khoa thì trám răng được xếp vào nhóm những kỹ thuật phục hình an toàn nhất cho răng miệng. Tuy nhiên không phải tất cả các ca hàn trám răng đều an toàn. Cảm giác ê buốt vẫn có, tuy nhiên bạn cũng không phải quá băn khoăn việc trám răng có đau không, bởi vì cảm giác khó chịu này có thể kiểm soát và khắc phục được.

Việc trám răng sẽ có hai trường hợp xảy ra, cụ thể như sau:

Trám răng sâu:

Nếu răng của bạn đang bị sâu và muốn hàn trám thì trước tiên sẽ phải trải qua nạo bỏ mô răng sâu. Khi đó, bạn sẽ được gây tê nên hoàn toàn không thấy đau. Việc tạo hình đưa vật liệu vào xoang trám không làm cho răng bị đau. Nhưng sau khi thuốc tê tan hết thì có thể sẽ có cảm giác ê buốt vì khi nạo, mô răng đã phải chịu những kích ứng không nhỏ.

Cho nên nếu muốn tránh cho trám răng sâu không bị đau ê thì các bác sỹ cần áp dụng kỹ thuật trám tốt hơn, sao cho không làm thay đổi thể tích miếng trám.

Trám mòn men cổ răng:

Đây chi đơn giản là phương pháp trám để che phủ phần cổ răng bị mòn men song chúng ta vẫn cần quan tâm đến việc trám răng có đau không? Bởi vì tuy khả năng gây đau trong và sau khi trám là rất ít nhưng nếu xảy ra thì nguyên nhân có thể là do kỹ thuật hàn trám chưa được tốt. Bởi vì khi trám ở cổ răng nếu không khéo léo, thao tác sai lệch thì có thể vô tình làm tổn thương rìa nướu hoặc phần chân răng ở ngay gần cổ răng. Phần răng này không có men răng nên không được bảo vệ như thân răng nên những kích ứng nhỏ cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn nhiều.

Với vật liệu trám răng thẩm mỹ (composite) như hiện nay không cần khoan răng nhiều trước khi trám, chỉ cần lấy hết sâu răng rồi trám lại nên không bị đau. Một số răng sâu lớn hoặc bể lớn, sát tủy khi trám răng sẽ có cảm giác hơi ê buốt, những trường như này bệnh nhân cần đặt thuốc để theo dõi 1-2 ngày rồi trám ở lần hẹn tiếp theo.

Các bác sĩ ở trung tâm nha khoa Hưng Thịnh khuyên bạn nên chăm sóc răng sau khi trám răng một cách tốt nhất, hàng ngày sau khi ăn uống nên sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng hai lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluor, hạn chế sử dụng các thực phẩm gây hỏng men như trà, cafe, thuốc lá…không ăn đồ ăn quá nóng hay quá lạnh làm tổn thương lợi, răng, nên định kì kiểm tra răng 2 lần/ năm để đảm bảo cho răng của bạn luôn khỏe mạnh, đem lại nụ cười tự tin nhất.

Bài viết mới : Cần bổ sung vitamin gì khi chảy máu chân răng

Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.7/5 - (1745 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha