Những lưu ý khi trám răng bằng vật liệu Amalgam

Trám răng bằng Amalgam là một phương pháp được sử dụng từ những năm 70 của thể kỷ trước và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày hôm nay. Với sự ra đời của vô số vật liệu trám răng khác, Amalgam vẫn có một chỗ đứng nhất định mà chưa có một vật liệu nào thay thế được, giá thành rẻ, sức bền và chịu lực cao.  Một số thông tin trong bài viết này sẽ cung cấp những chức năng, ưu nhược điểm của vật liệu Amalgam để bạn có thể tham khảo trước khi quyết định đưa ra lựa chọn.
 
Vật liệu Amalgam được xem như là chất trám kim loại, là một hỗn hợp gồm bạc, đồng, thiếc, kẽm .. nghiền thành bột và trộn với thủy ngân.  Sau đó bác sĩ tiến hành nhồi hỗn hợp này vào xoang  trám, tạo hình sao cho vừa khít với vị trí cần trám một cách thẩm mỹ nhất trước khi hỗn hợp này đông cứng lại.
 
Những lưu ý khi trám răng bằng vật liệu Amalgam
 
Miếng trám Amalgam thường được dùng trong răng hàm vì có độ chịu lực cao. Màu xám bạc của miếng trám Amalgam không có ít tính thẩm mỹ cao nên ít được sử dụng cho các răng phía ngoài như răng cửa.
 
Ưu điểm của vật liệu Amalgam
 
- Độ bền cao, duy trì từ 10 – 15 năm hoặc hơn nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ miếng trám.
- Chi phí của vật liệu này không cao và hoàn toàn rẻ hơn so với các vật liệu trám khác trên thị trường hiện nay.
- Khả năng chịu lực cao, chịu được lực nhai mạnh nên amalgam luôn là lựa chọn hàng đầu cho các vị trí như răng hàm.
 
Nhược điểm của vật liệu Amalgam
 
- Do có màu xám kim loại nên tính thẩm mỹ kém , không phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng.
- Màu xám của miếng trám có thể gây hiện tượng nhiễm màu cho các răng xung quanh sau một thời gian sử dụng.
- Khả năng dẫn nhiệt tốt nên gây cảm giác không thoải mái khi ăn quá nóng hay quá lạnh.
- Phá hủy cấu trúc răng: răng cần trám phải mài mòi tạo xoang trám đủ lớn để giữ miếng trám.
- Amalgam gây ra dị ứng với một số người, tỉ lệ nhỏ khoảng 1% 
 
Vật liệu trám Amalgam có an toàn không?
 
Những năm gần đây, có sự nghi vấn về độ an toàn của vật liệu được đặt ra vì nó chứa thành phần thủy ngân. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh các phân tử thủy ngân trong hỗn hợp đông cứng, bị ràng buộc bởi các phân tử bạc làm cho độc tính của nó là vô hại. Vật liệu trám này đã cho thấy chúng không chỉ an toàn mà còn cực kỳ hiệu quả.
 
Những lưu ý khi trám răng bằng vật liệu Amalgam
 
Những lưu ý khi sử dụng miếng trám Amalgam
 
- Trong quá trình trám răng không để nước bọt ngấm vào miếng trám nếu không chỗ trám rất dễ bị giãn nở. Trám theo từng lớp mỏng để chất liệu được nhồi chặt vào xoang trám ở các góc, vách của răng mà không khiến mô răng bị hở
 
- Để đạt được độ cứng ổn định, miếng trám cần 24 tiếng sau khi trám vì vậy bệnh nhân không được nhai thức ăn trong vòng 2 tiếng và không nhai ở mặt trám trong vòng 8 tiếng để chỗ trám đông cứng tốt nhất. Ngoài ra, vì lý do đó miếng trám cũng không thể đánh bóng sau khi trám ngay mà cần lần hẹn sau để thực hiện. 
 
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kim loại hoặc phụ nữ mang thai khuyến cáo không nên sử dụng vật liệu này vì trong thành phần vật liệu này có chứa kim loại.
 
- Trong và sau quá trình trám răng nếu cảm thấy bị cộm hay ê buốt cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý tránh để lại biến chứng về sau.
 
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.9/5 - (960 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha