Những điều cần biết về trám răng

Phương pháp phục hình trám răng thẩm mỹ là phương pháp đơn giản được nhiều người lựa chọn nhằm khôi phục lại hình dáng đã mất của răng do sâu răng, mẻ răng… Tuy nhiên đôi lúc phương pháp này cần áp dụng kết hợp với các liệu trình điều trị song song để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
 
Khái niệm về trám răng
 
Trám răng còn được gọi là hàn răng là một phương pháp dùng trong nha khoa để khôi phục lại hình dạng, chức năng tự nhiên của những chiếc răng sâu hoặc vỡ, mẻ về trạng thái ban đầu. Trám răng trám lại chỗ sâu bằng các hợp chất kim loại hoặc nhựa composite mà không gây đau đớn. Khi các lỗ sâu còn nhỏ hay mới chớm sâu, bạn nên trám lại sớm để bảo vệ cho men răng và ngà răng, tránh dẫn đến biến chứng gây hại cho tủy răng.
 
Những điều cần biết về trám răng
 
Bằng cách lấp lại và đóng kín không gian nơi vi khuẩn có thể xâm nhập trên răng, trám răng ngăn ngừa răng bị sâu nặng hơn hoặc giúp răng trở về hình dạng ban đầu, hồi phục khả năng ăn nhai. Đồng thời phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng do không phải mài mòn răng
 
Tiến hành trám răng khi nào?
 
- Sâu răng là do vi khuẩn lên men chất bột đường trong thực phẩm tạo ra axit. Các khoàng chất trong nước bọt tác động hòa tan cùng axit hình thành lỗ sâu trên bề mặt răng. Khiếm khuyết trên men răng  khiến men răng dễ hòa tan trong axid tạo thành nhiều trũng, rãnh sâu, dễ đọng thức ăn nhưng khó chải sạch.
Dùng vật liệu: Composite, Amalgam, GIC(Glass Ionomer Cement),Composite để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
 
- Chấn thương răng: do tác động từ bên ngoài khiến răng bị vỡ, mẻ. Các vật liệu sẽ tái tạo lại hình dáng răng, khôi phục chức năng nhai.
 
- Mòn răng. Chải răng không đúng cách. Chải theo chiều ngang và chà xát quá mạnh gây mòn men răng, lộ lớp ngà răng bên trong, gây nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó bác sĩ có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
 
- Thói quen nghiến răng: mòn cổ răng, mòn mặt nhai, rìa cắn do tạo áp lực xoắn
Các trường hợp trên được điều trị bằng cách dùng Composite trám khuyết hổng vùng cổ răng, nếu khuyết sâu vào tủy (gây đau nhức thì phải điều trị tủy), mòn mặt nhai hoặc rìa cắn quá mức nên dùng loại hình phục hình khác như bọc răng sứ…
 
- Nhu cầu trắng răng: với những răng có màu sậm, kém thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng màu sáng hơn để đắp lên bề mặt răng nhằm cài thiện màu răng
 
- Trám răng phòng ngừa: Chủ yếu cho các bé có răng cối trũng rãnh sâu, dễ đọng mảng bám thức ăn và khó làm sạch. Khi đó nha sĩ sẽ thực hiện một miếng trám để làm đầy rãnh trũng đó, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.
 
Những điều cần biết về trám răng
 
Phân loại các hình thức trám răng:
 
- Trám phục hồi: là bổ sung men răng nhân tạo để khôi phục vào phần men răng bị mài mòn hay khiếm khuyết. Phương pháp này thường áp dụng cho các răng bị vỡ, mẻ, sau điều trị răng sâu, bị mòn men,…
- Trám răng để làm trắng và bóng răng: dùng một lớp men răng mỏng có màu sáng hơn phủ lên toàn bộ bề mặt răng để che đi những chiếc răng sậm màu
- Trám răng để chỉnh lại hình thể răng: dùng men răng nhân tạo để tái tạo lại hình dáng răng sao cho cân đối, hài hóa đối với những chiếc răng có hình dạng méo mó
- Trám răng ngừa bệnh lý: dùng men răng nhân tạo để phủ bên ngoài răng, men răng có tác dụng như chiếc áo giáp bảo vệ răng khỏi những tác nhân có hại từ bên ngoài như axit, chất đường bột từ thực phẩm, lực nhai, nhiệt độ.
 
 
Liên hệ một số nha khoa sau để có phương pháp phục hình răng tốt nhất cho bạn.
 
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.6/5 - (1546 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha