Bệnh lý răng miệng người Việt thường mắc phải

Theo thống kê thực tế, có gần 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh lý về răng miệng do nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Đặc điểm chung của những bệnh lý răng miệng thường là bệnh phát triển chậm, âm ỉ và thầm lặng. Tới khi người bệnh phát hiện ra và đi khám thì bệnh đã phát triển ở mức độ nặng, mức độ đáng cảnh báo. Bài viết dưới đây đề cập đến các bệnh lý thường gặp và cách phòng ngừa sâu răng.
 
1. Sâu răng
- Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới trong đó có nước ta, xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào đặc biệt thường gặp ở trẻ em. Theo các nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế đưa ra tại hội thảo giải pháp chăm sóc răng miệng mới được tổ chức tại Tp. HCM thì ở Việt Nam chúng ta có tới 75% số người bị mắc bệnh sâu răng.
Sâu răng gây đau răng, gây nhói khi ăn hoặc uống nóng lạnh, đau khi cắn xuống, có mủ quanh răng, nhìn thấy lỗ ở răng... Các biến chứng có thể bao gồm: áp xe răng, mất răng, bị hỏng răng. Nguyên nhân phổ biến do cách chăm sóc răng không hợp lý, chế độ ăn nhiều đường, axit gây mòn men răng.
 
Bệnh lý răng miệng người Việt thường mắc phải
 
- Cách phòng tránh: 
Đánh răng sau khi ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa Flour, uống nước có bổ sung thêm fluoride giúp giảm đáng kể sâu răng. Tránh ăn vặt thường xuyên, hạn chế chất đường. Nên ăn các loại thực phẩm cho sức khỏe răng như phô mai (một số nghiên cứu cho thấy phô mai có thể giúp ngăn ngừa sâu răng), cũng như trái cây và rau quả, làm tăng lưu lượng nước bọt…
 
Trong trường hợp sâu răng đã gây tổn hại cấu trúc răng, các biện pháp phòng tránh đã không còn tác dụng nữa. Bệnh nhân cần tìm đến các nha sĩ chữa trị bằng các phương pháp phù hợp như: vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng
 
2. Viêm lợi (viêm nướu)
- Viêm nướu là một hình thức bệnh lý nhẹ của bệnh nha chu, vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng gây kích ứng, mẩn đỏ và sưng nướu răng. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh về lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng. Nguyên nhân thường gặp là do vệ sinh răng miệng kém
- Các biểu hiện của bệnh: nướu răng sưng húp, mềm, lợi teo rút. Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải hoặc dùng chỉ nha khoa
- Cách điều trị và phòng ngừa: bệnh có thể điều trị bằng cách đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa và thường xuyên xúc miệng nước muối, chấm thuốc Sindolor. Lợi của bệnh nhân sẽ có khả năng khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu.
 
3. Viêm nha chu
- Viêm nha chu do các yếu tố bên ngoài như:  các mảng bám và cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây tổn thương lợi và quanh răng. Ngoài ra, các yếu tố bên trong như suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C, thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, sức đề kháng yếu… là các nguyên nhân gây nên viêm nha chu.
- Các biểu hiện của bệnh: hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai, răng lung lay...
- Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào trị bệnh viêm nha chu. Do đó, duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bạn.
 
Bệnh lý răng miệng người Việt thường mắc phải
 
4. Chứng hôi miệng
- Đây là bệnh lý gây nhiều phiền toái, mất tự tin trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người. Nguyên nhân chính của hôi miệng là những hợp chất dễ bay hơi, đặc biệt là những hợp chất bay hơi chứa lưu huỳnh, được tạo thành từ quá trình chuyển hóa các chất bã có trong xoang miệng (như mảnh vụn thức ăn, tế bào bị bong tróc, xác vi khuẩn, …) tạo ra. Bệnh còn xuất phát từ các bệnh nha chu, do đang sử dụng thuốc, nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi
- Bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng, bệnh nhân nên đặc biệt chú ý đến những biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng, loại bỏ thức ăn dính ở kẽ răng sau khi ăn, tránh những thực phẩm và đồ uống khác có thể gây mùi.
 
5. Bệnh TMJ
- Bệnh TMJ hay còn gọi là hội chứng rối loạn thái dương hàm thường do khớp cắn không đúng, thói quen không tốt (như nghiến răng), yếu tố tâm lí, chấn thương, bệnh ở khớp thái dương hàm (như thấp khớp)... 
- Biểu hiện của bệnh: cảm giác đau ở má và gần lỗ tai, đau đầu, đau khi ngáp, cứng hàm, hàm kêu rắc rắc lúc cử động. Các biểu hiện xuất hiện từng hồi hoặc thường xuyên, ở một hoặc hai bên mặt 
- Cách điều trị rất đa dạng nếu như phát hiện bệnh sớm như: điều chỉnh khớp cắn cho đúng, nghỉ ngơi, dùng nhiệt ẩm hay dùng các thuốc như: thuốc giãn cơ, aspirin hoặc những chất giảm đau không cần kê toa, thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật.
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.8/5 - (732 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

LarFlulty:

Does Zithromax Cure Chlamydia Combivent Inhaler Order On Line No Rx Cialis Extra Dosage <a href=http://cialviag.com>cialis prices</a> Ratiopharm Viagra 2013 Achats Kamagra
23/04/2018 01:57:55 PM Trả lời
Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha