Những điều nên biết trước khi niềng răng

Niềng răng đang là một trong những giải pháp phổ biến khắc phục các vấn đề thẩm mỹ của khuôn hàm. Trước khi tìm đến các trung tâm nha khoa để tiến hành điều trị, bệnh nhân nên nắm rõ những lưu ý và các biến chứng có thể gặp phải để chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết.
 
1. Độ tuổi thích hợp để niềng răng
 
Không có giới hạn độ tuổi nhất định khi sử dụng phương pháp niềng răng. Dù vậy vẫn là tốt hơn nếu niềng răng càng sớm từ 12-18 tuổi, người trưởng thành khi niềng răng cần lưu ý kiểm tra kỹ sức khỏe nướu, các hiện tượng tiêu xương có xảy ra và cần đến phẫu thuật hay không.
 
2. Nguy cơ chết tuỷ
 
Nếu bệnh nhân điều trị không đúng kỹ thuật khiến răng bị nghiêng, không khít nhau, làm mất thẩm mỹ và dễ tái phát, ăn uống bất tiện, khó khăn, hay bị mỏi, đau khớp hàm... trường hợp nặng bệnh nhân bị lòi chân răng, viêm tuỷ, răng lung lay, thời gian điều trị kéo dài hơn. Việc chọn cho mình bác sĩ chuyên khoa có uy tín là điều vô cùng quan trọng, niềng răng đúng phương pháp cho kết quả ổn định suốt đời.
 
3. Cơ mặt biến dạng
 
Theo chuyên gia răng hàm mặt xác định, việc niềng răng trong độ tuổi đang phát triển có thể khiến khuôn mặt thay đổi do sự phát triển xương hàm. Nếu trước khi phục hình răng, mặt bệnh nhân đã lệch hoặc có cằm dài thì sự phát triển của khung xương sau khi tiến hành niềng răng sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
 
Những điều nên biết trước khi niềng răng
 
4. Cảm giác đau đớn
 
Người trưởng thành khi niềng răng thông thường cần phải nhổ bỏ vài chiếc răng vĩnh viễn gây đau đớn, tuy nhiên các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp giảm đau cho bệnh nhân. Không chỉ đau trong quá trình điều trị, sau niềng răng bệnh nhân sẽ thấy ê buốt khó chịu từ 2 -3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do có khí cụ lạ trong miệng, thậm chí môi, má và lưỡi cũng có cảm giác bị kích thích. Sau thời gian đó, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần, bệnh nhân từ từ cảm nhận những thay đổi tích cực của răng như: răng đều hơn, ăn nhai tốt hơn
 
5. Yêu cầu cao trong chăm sóc răng
 
- Người mang niềng răng có chế độ chăm sóc răng cầu kì hơn nhiều so với các phương pháp phục hình răng khác vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, chưa kể thời gian mang niềng thường kéo dài từ 2 – 3 năm. Bệnh nhân cần tuân thủ và duy trì các hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh khi răng mang niềng từ bác sĩ điều trị. 
 
- Ngoài chế độ vệ sinh phức tạp, chế độ ăn uống cũng cầu kỳ không kém. Trong tuần đầu tiên sau niềng răng, bệnh nhân chỉ nên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng. Bên cạnh đó, tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…bởi chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng. Bệnh nhân nên tránh xa tinh bột và chất đường dễ sinh ra axít gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.
 
 
6. Nguy cơ mất răng
 
Nếu các bác sĩ điều trị không giỏi tay nghề, răng bệnh nhân có nguy cơ yếu dần, lâu dài mắc các bệnh lý về răng, răng rụng sớm.
 
7. Chi phí điều trị cao
 
So với các phương pháp khác, niềng răng có chi phí khá cao, luôn là vấn đề khách hàng cần cân nhắc. Chi phí niềng răng cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại mắc cài. Mắc cài thường có chi phí thấp hơn mắc cài tự buộc. Mắc cài gắn trong có chi phí cao hơn mắc cài gắn ngoài răng. Để giảm thiểu chi phí, bệnh nhân có thể chọn loại mắc cài thường, gắn mặt ngoài – phương pháp niềng răng rẻ nhất trong số các loại mắc cài hiện hành.
 
Dù bạn có chọn loại mắc cài nào, thì điều quan trọng cốt lõi vẫn là lựa chọn trung tâm nha khoa có uy tín, bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao và cần tuân thủ các cách chăm sóc và giữ gìn niềng răng trong suốt quá trình đeo. 
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.7/5 - (2413 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha