Ưu và nhược điểm của cầu răng là gì?

Phương pháp làm cầu răng tuy là một kỹ thuật phục hình nha khoa truyền thống nhưng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng phục hình khá tốt. Trung tâm nha khoa sẽ giới thiệu cho bạn những ưu và nhược điểm của cầu răng để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
 
Ưu điểm:
 
-   Ăn nhai tốt
Theo thống kế cho thấy sau khi làm cầu răng răng đạt hiệu quả ăn nhai tương đương 80% so với sức nhai của răng thật. Do đó bệnh nhân có thể được ăn nhai thoải mái mà không quá phải kiêng khem khổ sở. Ngay cả khi bạn nhai những thức ăn cứng thì cầu răng vẫn có thể đủ sức chịu lực cho bạn.
 
-   Thẩm mỹ cao
So với phương pháp làm hàm giả tháo lắp, thì cầu răng đem đến giá trị thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn. Cùi răng được mài vừa phải, mão răng thì được gắn sát khít và có màu sắc giống với màu răng thật nên bạn sẽ rất khó để nhận ra đâu là răng thật và đâu là răng giả sau khi điều trị.
 
-   Tuổi thọ cao
So với kỹ thuật hàm giả tháo lắp, cầu răng có tuổi thọ cao hơn hẳn.  Thông thường, một cầu răng có thể sử dụng được trên 10 năm. Tuổi thọ của cầu răng còn tùy thuộc rất lớn vào dòng răng sứ phục hình mà bạn lựa chọn. Dòng răng toàn sứ mặc dù có chi phí có thể cao hơn một chút nhưng đổi lại chúng được sử dụng lâu dài mà bạn không cần lo răng bị thay đổi màu.
 
-   Tiết kiệm chi phí
Cầu răng được đánh giá là một kỹ thuật phục hình răng có chi phí khá khiêm tốn, mặc dù hiệu quả chất lượng mà nó đem lại không hề nhỏ. So với kỹ thuật cấy ghép implant, cầu răng có chi phí thấp hơn rất nhiều. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều khách hàng lựa chọn phương pháp này cho mình.
 
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu thế trên thì phương pháp làm cầu răng cũng có một số hạn chế vốn có. 
 
Tuy không phải khoan xương để đặt trụ như cấy ghép implant nhưng quá trình mài cùi răng ít nhiều cũng sẽ gây ê buốt, đau nhức cho khách hàng. Chưa kể đến việc cầu răng chỉ có ý nghĩa chụp bọc lên trên răng mà không cấy ghép hẳn vào xương. Nên sau một thời gian phục hình răng có thể dẫn tới tình trạng tiêu xương hay hô móm răng. Phần răng mài cùi để đặt chụp sứ cần phải có độ cứng chắc cao, không mắc bệnh lý, một khi hai răng này bị suy yếu thì toàn bộ chức năng và nhiệm vụ của cầu răng cũng bị suy giảm theo. Có nhiều trường hợp phần cầu răng đã phục hình bị hở dẫn tới việc thức ăn bị giắt vào là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây bệnh.
 
Xem thêm: nha khoa quận Gò Vấp, nha khoa Bình Tân, nha khoa Phú Nhuận
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.9/5 - (2113 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha