Răng sứ bị lung lay. Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng sứ là phương pháp thẩm mỹ phục hình trả lại hàm răng trắng bóng cho người bệnh tuy nhiên sau một thời gian sử dụng xuất hiện một số tình trạng răng sứ bị lung lay. Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy và cách khắc phục như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
 
 
Cấu tạo răng sứ chủ yếu gồm 2 phần: phần lõi bên trong và lớp phủ sứ bên ngoài. Phần lõi bên trong thường phân chia thành lõi kim loại hoặc lõi toàn sứ. 
 
Nếu lõi răng có chất liệu từ kim loại, titan, vàng, hợp kim.. gọi chung là răng sứ kim loại, ngược lại nếu lõi bên trong chất liệu từ sứ nguyên chất được gọi là răng toàn sứ ( răng sứ không kim loại)
 
Về cơ bản, bọc răng sứ có thể hiểu nôm na răng thật được mài nhỏ đi để bác sĩ tiến hành bọc bên ngoài răng bằng một cái chụp bằng sứ (mão răng sứ). Mão răng sẽ bao bọc toàn bộ mô răng của bạn ở cả 5 mặt: ngoài, trong, 2 bên và mặt nhai nên khi ăn nhai bạn sẽ nhai trên lớp sứ còn mô răng bên trong thì được đóng kín lại. 
 
Nguyên nhân khiến răng sứ bị lung lay
- Vệ sinh răng miệng kém, không loại bỏ sạch sẽ thức ăn khiến răng hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chân răng gây viêm nướu, nếu nặng sẽ dẫn đến viêm nha chu, nhiễm trùng tuỷ răng. Một khi chân răng bị suy yếu sẽ khiến răng sứ bị lung lay
 
- Sau một thời gian dài sử dụng, lớp keo liên kết giữa răng sứ và cùi răng thật bị phá vỡ do môi trường nước bọt vi khuẩn tác động gây nên hiện tượng rỗng cùi và làm cho răng sứ bị rơi ra.nếu mão răng còn tốt thì bác sĩ có thể điều chỉnh và gắn kết lên miệng. Nhưng nếu mão răng quá cũ không đảm bảo thì bác sĩ khuyến cáo nên thay mão răng sứ mới.
 
- Kỹ thuật phục hình không chính xác dẫn đến mão răng sứ và mô răng thật không được khít sát với nhau tạo khoảng hổng giữa kết cấu hai lớp, từ đó răng sứ lỏng lẻo khiến bệnh nhân cảm thấy răng sứ lung lay.
 
 
Cách khắc phục răng sứ bị lung lay
Trước khi tình trạng răng sứ bị lung lay, bệnh nhân nên sớm đến các trung tâm nha khoa để xác định nguyên nhân cũng như có biện pháp khắc phục cụ thế. Có 2 trường hợp răng sứ bị lung lay như sau:
 
Trường hợp 1: Răng sứ lung lay nhưng mô răng thật vẫn tốt
Thân răng vẫn còn chắc khoẻ có thể do kỹ thuật phục hình không tốt, không tạo được sự khít sát giữa cùi răng và răng sứ. Bạn chỉ cần tìm đến các trung tâm nha khoa, tháo mão răng và gắn lại như ban đầu
 
Trường hợp 2: răng sứ lung lay do mô răng thật bị viêm nhiễm
- Nếu do vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng ảnh hưỡng đến chân răng. Bệnh nhân chỉ cần có cách vệ sinh răng miệng hợp lý, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vi khuẩn hoặc thức ăn bám ở kẽ răng, đánh răng 2 lần/ ngày. Tái khám định kỳ 6 tháng / lần, cạo vôi răng và kiểm tra răng miệng, cũng như tình trạng của răng sứ đã bọc hoặc cấy ghép vào răng miệng để vệ sinh và tầm soát bệnh về răng miệng, sao cho duy trì được độ bền và màu sắc của răng sứ.
 
- Răng lung lay do bệnh lý. Nếu xương xung quanh răng còn nhiều thì khả năng sẽ cứng lại sau khi đã cạo vôi răng, làm sạch mặt chân răng. Hoặc nếu xương hàm còn quá ít thì có khả năng phải nhổ bỏ chân răng. Trường hợp răng đang trong giai đoạn lấy tủy có thể lung lay nhiều và sau kết thúc giai đoạn này răng đa phần sẽ cứng chắc lại. người bệnh cần đến ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng răng bọc sứ lung lay do bệnh lý hay do sinh lý
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.5/5 - (1069 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha