Lệch khớp cắn – Nguyên nhân và hậu quả

Răng lệch khớp cắn là tình trạng phổ biến, xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Răng mọc chen chúc hoặc lệch lạc gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng làm tăng tỷ lệ sâu răng và bệnh nha chu, nếu không được điều trị sớm có nguy cơ gặp phải vấn đề răng miệng không mong muốn về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, dạ dày. Vậy tác hại của răng lệch khớp cắn là gì ? Nguyên nhân do đâu, hãy cùng người viết tìm hiểu nhé.

 

Đôi nét về lệch khớp cắn

Lệch lạc khớp cắn là sai khác trong tương quan giữa răng và xương của 2 hàm răng trên – dưới khi răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Răng lệch khớp cắn có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:

-        Yếu tố bẩm sinh: từ khi sinh ra răng đã có cấu trúc bị sai lệch đi, khi đó phụ huynh cần có biện pháp khắc phục ngay khi còn trẻ còn nhỏ để tái tạo lại hàm răng của mình. Những trẻ sinh ra có xương hàm quá nhỏ mà răng thì to hoặc xương hàm bình thường nhưng răng mọc lên bất thường, lệch lạc cũng gây nên tình trạng sai lệch khớp cắn.

-        Các thói quen xấu về răng miệng khi còn bé: Hầu như mọi đứa trẻ đều có những tật xấu khó bỏ như mút ngón tay, mút môi, đẩy lưỡi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng răng bị đẩy ra, chìa ra phía môi gây ra tình trạng sai khớp cắn.

-        Mất răng sữa sớm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây lệch lạc khớp cắn

-        Chế độ dinh dưỡng kém. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho xương hàm chậm phát triển hoặc phát triển yếu. Xương hàm quá ngắn, không đủ chỗ cho răng mọc là nguyên nhân làm sai lệch khớp cắn 

-        Do tác động ngoại lực: Tai nạn hoặc các chấn thương sẽ làm cho các răng dịch chuyển về cùng một phía.

Hậu quả của sau khắp cắn

-        Sai khớp cắn tạo những điểm vướng, cộm, cản trở sự di chuyển bình thường của xương hàm dưới gây ra những rối loạn chức năng ở khớp thái dương hàm.

-        Ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai. Khớp cắn hở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cắn xé thức ăn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai nên cần phải chỉnh nha, niềng răng đóng khoảng hở lại.

-        Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Với những trường hợp răng mọc lộn xộn thì những chiếc răng bị che khuất sẽ tạo nên nhưng khe răng làm thức ăn dễ bị dắt vào trong này, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành và tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.

-        Ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ. Răng mọc lộn xộn khiến tổng thể khuôn mặt trở nên kém hài hoà, cản trợ sự tư tin trong giao tiếp và hoạt động hằng ngày.

 

 

Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.7/5 - (2377 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha