Tìm hiểu về răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là một phương pháp nha khoa phục hình răng đã mất hiện đại đầu tiên được áp dụng cho mọi người, đặc biệt cho người cao tuổi. Phương pháp này rất được ưu chuộng vì tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp phục hình răng đã mất khác.
 
Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình thẩm mỹ mà các bác sĩ chế tạo một bộ hàm giả tháo lắp với phần mô nướu bằng nhựa và răng giả được đúc ở bên trên, giống như nướu và răng thật thông qua phương pháp lấy dấu hàm ở bệnh nhân. Phần hàm giả tháo lắp được đeo vào phần nướu đã bị mất răng. Trồng hàm giả tháo lắp hiện nay được chỉ định cho những trường hợp phục hình răng không yêu cầu quá cao về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
 
Quy trình phục hình răng giả tháo lắp
 
Hàm giả tháo lắp được thực hiện trong quy trình khép kín, theo tiêu chuẩn đề ra của Bộ Y tế bao gồm các bước cơ bản:
+  Kiểm tra tổng quát đồng thời bác sĩ sử dụng hình ảnh 3D để mô phỏng quy trình và kết quả phục hình hàm giả tháo lắp.
+  Tiến hành lấy dấu và gửi đến labo cho các kỹ thuật viên phục hình răng làm hàm sơ khởi bằng sáp đối với hàm toàn phần hoặc đúc khung kim loại đối với tháo lắp bán phần.
+  Bệnh nhân trở lại để bác sĩ kiểm tra lấy tầm cắn, khớp cắn để thiết kế hàm giả vừa khít sát, vừa thẩm mỹ cho bệnh nhân.
+  Sau khi thiết kế xong, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo thử răng, chỉnh lại cho đúng khớp cắn và gửi về labo để hoàn tất hàm. Nếu chưa khớp, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại cho chuẩn xác hơn để kết quả sau phục hình bệnh nhân có thể đảm bảo chức năng ăn nhai.
 
Thời gian phục hình răng giả toàn bộ kéo dài hơn và phức tạp hơn hàm bán phần. Bệnh nhân cần một thời gian tập thích nghi với sự có mặt của hàm giả trong miệng: tập làm quen với vị trí các răng và nướu mới, những ngày đầu khi mới mang hàm sẽ có cảm giác hơi vướng, nói ngọng, tăng tiết nước bọt
 
Tìm hiểu về răng giả tháo lắp
 
Ưu điểm của răng giả tháo lắp
– Mức chi phí thấp thấp hơn hẳn so với răng implant hay cầu răng. Chi phí răng giả tháp lắp khá mềm do cấu thành từ vật liệu nhựa nha khoa, lành tính và giá thành rẻ.
– Khôi phục chức năng nhai. Bệnh nhân hoàn toàn chủ động việc ăn nhai thoải mái, lực nhai được tác động dàn trải trên cung hàm, tránh dồn lực nhai lên răng thật.
– Thẩm mỹ tốt. Trong điều kiện kỹ thuật phục hình răng đảm bảo, vật liệu là nhựa tốt hoặc sứ thẩm mỹ thì hàm tháo lắp vẫn có thể đạt được độ thẩm mỹ cao ngang với bọc chụp răng toàn sứ, cho hàm răng đẹp tự nhiên như mong muốn
– Dễ dàng làm vệ sinh. So với răng giả cố định, hàm giả tháo lắp dễ dàng tháo ra làm sạch triệt để, lấy sạch vụn thức ăn. Bệnh nhân gần như không phải lo lắng về vấn đề bệnh lý sau khi phục hình.
 
Tìm hiểu về răng giả tháo lắp
 
Nhược điểm của hàm tháo lắp
– Thời gian làm hàm tháo lắp, nhất là hàm toàn bộ thì thời gian hoàn tất phục hình có thể kéo dài trong 2 tuần
– Sức nhai của hàm giả dù tốt không thể tốt bằng răng thật, bệnh nhân phải kiêng khem một số thức ăn cứng, dai dẻo… Khi ăn nhai nhiều, khung hàm giả có thể cấn vào nướu gây đau nướu. Thậm chí với hàm giả bằng nhựa thông thường nếu để lâu dài sẽ gây tổn thương nướu nghiêm trọng.
– Hàm giả dễ rơi vỡ, biến dạng nếu không được chăm sóc, giữ gìn tốt
– Sau một thời gian sử dụng, răng giả ngấm dịch miệng gây nên mùi hôi. Để hạn chế mùi khó chịu, bệnh nhân cần tháo răng để vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên
– Với hàm giả tháo lắp bán phần, các móc kim loại có thể sẽ bị lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm.
– Tuổi thọ ngắn từ 3 – 4 năm phải thay hàm mới. Do không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu, xương hàm tiêu dần, hàm giả bị nong rộng sau một khoảng thời gian sử dụng và ăn nhai. Khi đó, hàm không còn vừa khít với độ rộng của khung hàm nên nhiều khả năng ăn nhai sẽ không có lực đầy đủ, hàm dễ trượt trên nướu gây đau
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.5/5 - (1612 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha