Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nhiệt miệng

Nhiệt bệnh là căn bệnh đôi khi tự đến và tự đi trong vòng vài ngày, nhiệt miệng tuy không gây hại cho tính mạng nhưng phần nào cản trợ cho ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
 
Bệnh nhiệt miệng hoàn toàn lành tính, xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi phải ăn uống. Các vết lở tự lành, không để lại sẹo. 
 
1. Nhiệt miệng do thiếu chất hoặc vitamin
Theo thống kê, một trong những nguyên nhân gây lở miệng là do sự thiếu hụt vitamin B2, B3, C.
+  Thiếu Vitamin B2 gây ra hội chứng hôi miệng và môi bị lở loét
+  Vitamin B3 là thành phần của hai coenzym tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các phản ứng oxi hóa khử. Cơ thế thiếu hụt vitamin B3 sẽ gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kịch thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, lở miệng.
+  Thiết hụt vitamin C khiến suy giảm sức đề kháng chống viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập khoang miệng gây nên nhiệt miệng.
 
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nhiệt miệng
 
Phòng ngừa và chữa trị
Bổ sung các vitamin thiếu hụt thông qua các nhóm thực phẩm chứa nhiều loại vitamin đó như rau xanh, ngũ cốc, thịt cá hoặc các loại trái cây. Ngoài thực phẩm, người bệnh có thể bổ sung trực tiếp thông qua đường uống: viên bổ sung vitamin có bán tại các nhà thuốc.
 
2. Nhiệt miệng do thực phẩm
+  Khu chúng ta sử dụng hoặc ăn uống các thực phẩm cay nóng: ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm dễ làm bệnh nặng và kéo dài hơn.
+  Đồ chiên rán, nhiều mỡ gây nhiệt độc phản ứng với tuyến nước bọt lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi làm cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng.
+  Thức uống có cồn, cafein: đây là các tác nhân khiến viết loét trở nên trầm trọng, khó lành.
 
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nhiệt miệng
 
Phòng ngừa và chữa trị
+  Uổng đủ 2 lít/ ngày để cơ thể đủ nước, là giải pháp đơn giản và hữu hiệu trong suốt thời gian bị nhiệt miệng.
+  Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… hạn chế trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn gây nóng trong người.
+  Thay thế thức uống có cồn, cafein bằng trà xanh vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của vi khuẩn.
+  Vệ sinh răng miệng sạch sẽ  rất quan trọng cho tất cả mọi người kể cả người đang bị bệnh lẫn chưa mắc bệnh tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.8/5 - (1106 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh:


Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là loét áp-tơ (Aphthour ulcer). Biểu hiện của bệnh là trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc vài đốm trắng hơi mọng nước, một vài ngày sau gần như đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần có khi tới 10 mm, làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và giao tiếp, nếu không có biến chứng loét tự lành rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Có nhiều cách chữa khác nhau, từ đơn giản như: ăn thứ mát, uống thuốc bổ, khẩu viêm thanh, nhiệt miệng PV đến khám bác sĩ bệnh viện…. nhiều trường hợp không khỏi bệnh đành chấp nhận sống chung với bệnh.
Phương pháp chữa hiệu quả chứng bệnh này là: dùng thuốc bôi (xức) trực tiếp lên vết loét, thuốc có tác dụng tạo màng ngăn cách ổ loét với nước bọt và ngăn chặn phản ứng kháng nguyên-kháng thể trong cơ chế bệnh tự miễn (nhiệt miệng là một bệnh tự miễn). Thuốc gồm 4 loại (Sunfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptid và chất tạo màng), thuốc vào trong miệng gặp nước bọt tạo thành màng, màng này tồn tại từ 6-8 giờ, cho nên cứ 6-7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng bảo vệ vết loét. Do tạo màng che phủ (tương tự băng bó vết thương) nên vết loét nhanh lành

Thực tế đã kiểm chứng: Sau 6-7 lần bôi thuốc là bắt đầu lành vết loét, đặc biệt sau 1-2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót (do thuốc tạo màng ngăn). Tiếp tục bôi thuốc khi bệnh tái phát (do bệnh tái phát từng đợt cho nên chỉ bôi thuốc khi có viêm loét), bệnh tái phát thưa dần, mỗi đợt nhẹ đi một ít, rồi khỏi hẳn sau 6-7 đợt bôi thuốc Tạo màng ngăn chữa bệnh nhiệt miệng.
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại http://nhietmieng999.blogspot.com/

Bác sĩ: Đỗ Hữu Thảnh
Phản hồi xin gửi về: ĐT: 02283 926 483 – 01674 198 250. Email: thanh.do52@gmail.com


24/07/2017 05:44:29 PM Trả lời
Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha