Khắc phục mòn mặt nhai bằng biện pháp hàn trám răng

Mòn mặt nhai tưởng chừng là căn bệnh đơn giản và ít nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn và cắt thực ăn. Trám răng là một trong những biện pháp nhằm khắc phục và phục hồi chức năng nhai cho răng bị mòn mặt nhai nhẹ
 
Mòn mặt nhai là mòn tổ chức cứng của răng, lộ lớp ngà răng.. Mòn mặt nhai chủ yếu diễn ra tại răng hàm – nơi có sự tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Thông thường, răng hàm có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc miệng núi lửa, khi mòn nhiều thì ở giữa thường có màu vàng sẫm (màu ngà răng) xung quanh có viền trong (bờ men răng). 
 
Răng bị mòn mặt nhai xuất hiện hiện tượng đau buốt, răng trở nên nạy cảm nếu nặng có nguy cơ dẫn đến viêm tuỷ, chết tuỷ, ảnh hưởng đến sự co thắt cơ nhai, tổn thương khớp hàm 
 
Mòn mặt nhai xuất phát từ đâu?
+  Ăn nhai quá mạnh, tác động cơ học lên răng với lực quá mạnh
+  Sử dụng những thực phẩm giàu tính axit dẫn tới lớp men bên ngoài bị mòn đi
+  Do các bệnh lý răng miệng, 
+  Vệ sinh răng miệng không đúng cách
+  Thói quen nghiến răng trong một khoảng thời gian dài
 
Khắc phục mòn mặt nhai bằng biện pháp hàn trám răng
 
Hàn trám răng khắc phục tình trạng mài mòn mặt nhai 
Mòn mặt nhai hoàn toàn có thể khắc phục bằng biện pháp hàn trám bằng cách sử dụng có vật liệu nha khoa trám bít vào phần răng bị mòn mất mô răng giúp cho phần ngà răng không bị lộ. Hàn trám đạt yêu cầu là vết trám bít kín được phần mòn, vật liệu trám bám chắc trên bề mặt và không bong tróc, giúp giảm ê buốt cũng như hạn chế những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra do vi khuẩn xâm nhập.
 
Vật liệu trám răng thường là composite có màu trắng ngà tương tự màu răng thật tự nhiên của con người đạt yêu cầu thẩm mỹ cần thiết. Bác sĩ sẽ đo đạt và xác định phần cần trám để lấy một lượng composite vửa đủ, thích hợp với vị trí trám. 
 
Tuy nhiên, vật liệu trám răng thường có tuổi thọ từ 3 – 4 năm, sau thời gian này miếng trám thường có xu hướng bong tróc và ngấm nước bọt gây mùi hôi. Bệnh nhân cần trám lại nếu không tình trạng mòn mặt nhai, ê buốt sẽ nghiêm trọng hơn.
 
Nếu tình trạng mài mòn nhẹ hoặc mới chớm, ngoài biện pháp hàn trám răng có thể khắc phục tại nhà bằng cách cải thiện một số thói quen, cách chăm sóc răng như sau:
 
- Thay đổi mặc nhai bằng cách chuyển đổi qua lại vị trí nhai khác nhau, nhai đều ở cả 2 mặt nhai ở 2 bên hàm để điều chỉnh lại và cân bằng lại khớp cắn: Bằng cách này, khớp cắn trùng khít lại ở vị trí trung tâm, tránh lệch lạc răng, tình trạng mòn mặt nhai khắc phục dần. Răng không còn khấp khểnh do mòn mặt nhai ở một bên hàm. 
 
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Khi xuất hiện dấu hiệu mòn mặt nhai, người bệnh cần kiểm tra cách vệ sinh răng miệng hằng ngày đã đúng cách chưa. Lực nhai có quá mạnh không hay bàn chải răng quá cứng không ? Ngoài ra, kem đánh răng và nước sức miệng đã phù hợp chưa.
 
- Chế độ dinh dưỡng: Không sử dụng thực phẩm có tính axit, nhiều đường
 
- Đeo máng nhai để làm giảm tổn thương răng: Máng nhai giúp cách ly răng khỏi axit từ hiện tượng trào ngược dịch vị ở bệnh nhân hay nôn ói. Máng nhai còn hạn chế mài mòn răng với trường hợp người có thói quen nghiến răng khi ngủ.
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.8/5 - (1791 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha