Hôi miệng - Nguyên nhân và cách điều trị

Theo con số thống kê năm 2016, số người mắc bệnh hôi miệng, hơi thở có mùi lên đến 80 triệu người. Có thể nói đây là căn bệnh mang cho người bệnh nhiều sự tư ti, hạn chế trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Chỉ có những người bị bệnh mới hiểu hơn ai hết nỗi niềm mặc cảm với những người xung quanh, tình trạng bệnh ở mỗi đối tượng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ có những biện pháp chữa trị khác nhau.
 
Hôi miệng - Nguyên nhân và cách điều trị
 
Nguyên nhân gây hôi miệng
+  Mùi hôi là từ các hóa chất bay hơi gốc sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide. Các sulfide này do sự phân hủy protein bởi các vi sinh vật ở miệng như: Thức ăn còn sót lại trong răng bị vi khuẩn phân hóa, sẽ tạo ra mùi hôi.
+  Viêm nướu, viêm nhiễn chân răng, cổ răng
+  Sâu răng, răng có lỗ hỏng sâu răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, tăng sinh, gây hôi miệng
+  Mảng bám nơi chân răng hình thành mảng vôi là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến hôi miệng.
+  Lưỡi bị viêm nhiễm, thức ăn bám trên bề mặt lưỡi, gờ, rãnh nứt lưỡi
+  Miệng khô khi tuyến nước bọt suy giảm nhiều. Nước bọt có nhiệm vụ giữ má, lưỡi, môi, lợi ẩm ướt. Trong nước bọt có men giúp tiêu hóa thức ăn, cân bằng độ pH trong miệng. Một khi tuyến nước bọt suy giảm tạo nên môi trường axit trong miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn.
+  Hôi miệng do các thành phần của thuốc: Thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), thuốc chống histamines, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines…
+  Hôi miệng do bệnh lý khác gây ra: viêm xoang, viêm thịt dư trong cuống họng, giãn khí quản, lở loét làm mủ, chai gan làm cho hơi thở hôi, thận hư làm hơi thở có mùi tanh như cá.
 
Hôi miệng - Nguyên nhân và cách điều trị
 
Các cách phòng ngừa và điều trị
 
Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những biện pháp chữa trị và phòng ngừa phù hợp. 
+  Tránh một số thực phẩm có chất dầu gây hơi thở có mùi như tỏi, hành, các loại rau có mùi, bia rượu, thức uống có gas. Ăn nhiều trái cây và rau, giới hạn thịt và chất béo.
+  Chăm sóc răng đúng cách, làm sạch tất cả thức ăn còn đọng lại sau khi ăn 
+  Giữ miệng ẩm bằng cách uống nước.
+  Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo lưỡi nhưng tránh gây cho lưỡi bị thương tích.
+  Đi khám nha sĩ đều đặn mỗi 6 tháng để cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng
+  Điều trị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, cắt amidan…
+  Điều trị các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng và các bệnh lý khác của đường tiêu hóa…
+  Sử dụng nước súc miệng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh. Thuốc súc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride có tác dụng ngăn ngừa mùi hôi, làm sạch răng ngừa vi khuẩn.
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.8/5 - (1395 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha