Các dạng sai khớp cắn thường gặp

Hàm răng đẹp có khớp cắn chuẩn là hàm răng có sự tương quan cân đối giữa răng hàm trên và răng hàm dưới. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn sở hữu hàm răng tiêu chuẩn như mong muốn. Răng có thể mọc lệch lạc, sai phương dẫn đến các hiện tượng như móm, vẩu, khấp khểnh, chen chúc…những hiện tượng này gọi là sai khớp cắn.Để khắc phục các tình trạng trên bệnh nhân cần đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn cũng như để đưa ra liệu pháp nha khoa thích hợp để điều trị dứt điểm

 

Thế nào là khớp cắn chuẩn

Khớp cắn chuẩn hay còn gọi là khớp cắn trung tâm có sự tương quan hài hòa và đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về vòm hàm, cung răng, tỷ lệ các răng cũng như là sự cân đối về tỷ lệ và kích cỡ các răng. Sở hữu khớp cắn chuẩn, hàm răng của chúng ta trở nên đẹp, hài hoà hơn.

– Tương quan 3 phần trán + mũi + cằm cân đối cả khi nhìn nghiêng lẫn nhìn thẳng

– Nhóm răng trước (răng cửa chính, răng cửa bên và răng nanh) của hàm trên trùm bên ngoài nhóm răng trước hàm dưới nhưng không tạo khoảng cách mà các răng tiếp xúc với nhau

– Trục phân chia gương mặt chạy từ mũi qua khe răng cửa chính hàm 2 hàm đến cằm tạo thành một đường thẳng, không bị gấp khúc.

Các sai lệch khớp cắn thường gặp

1. Khớp cắn hô vẩu

Biểu hiện ở dạng sai khớp cắn này là:

-        Nhìn thẳng hay nhìn nghiêng đều thấy gương mặt bị gẫy, có thể nhìn thấy rõ sự lệch trong tương quan 3 phần trán, mũi, cằm

-        Răng hàm trên che khuất nhóm răng hàm dưới một cách hoàn toàn.

-        Hai nhóm răng hàm trên và hàm dưới vẫn tiếp xúc với nhau

2. Khớp cắn ngược – cắn móm

-        Tương quan 3 phần trán – mũi – cằm bị lệch, gãy ở giữa gương mặt nên nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy hoặc cằm nhô ra trước tạo mặt lưỡi cày.

-        Nhóm răng trước hàm trên ở trong nhóm răng trước hàm dưới và bị hàm dưới che khuất hoàn toàn.

-        Nhóm răng sau 2 hàm vẫn tiếp xúc nhau bình thường

-        Đường đi từ trán xuống mũi và cằm có thể gãy khúc, có thể thẳng nhưng nếu thẳng lại có thể bị lệch trái hoặc lệch phải.

-        Người bị cắn loại 3 ăn nhai khó khăn hơn, có thể phát âm không chuẩn xác và hay bị dị tật răng nanh ngầm.

3. Khớp cắn hở

Nguyên nhân do thói quen xấu từ nhỏ có tật đẩy lưỡi, mút ngón tay, cắn bút

-        Nhóm răng trước hai hàm không chạm nhau, có thể nhìn thấy lưỡi khi răng ở trạng thái nghỉ.

-        Nhóm răng sau vẫn tiếp xúc bình thường. Trục phân chia tương quan trán – mũi – cằm có thể bình thường.

-        Bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn nhai, cần chỉnh nha để làm mất khoảng hở.

4. Khớp cắn đối đầu

Đây vốn là một trường hợp nhẹ của khớp cắn ngược, bệnh nhân ở dạng này gặp phải khó khăn khi ăn, nhai. Điều trị chỉnh nha để đưa nhóm răng trước hàm trên ra ngoài, chùm lên nhóm răng trước hàm dưới. 

5. Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo có những điểm tương đồng với khớp cắn sâu với các đặc điểm sau:

-        Đường đi qua trán – mũi – cằm bị gấp khúc ở khe răng cửa.

-        Các nhóm răng trong và ngoài đều xô lệch, đoạn nằm trong, đoạn nằm ngoài không theo thứ tự là móm hay hô vẩu.

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.6/5 - (2128 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha