Bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Nghiến răng khi ngủ là một tật phổ biến đối với người lớn và trẻ em nhưng vì bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày nên nhiều người bệnh vẫn chủ quan, từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn vô cùng nguy hiểm. 
 
Theo Nha sĩ Matthew Messina - phát ngôn viên cố vấn tiêu dùng cho Hiệp hội Nha Khoa Mỹ nói: “Vì một số lý do, răng chúng ta có thể không vừa vặn với cơ thể hoặc răng mọc nhầm chỗ - nơi mà các cơ bị chèn ép. Vì vậy, cơ thể sẽ cố loại bỏ những chiếc răng “khó ưa” này bằng cách nghiến để bào mòn chúng. Dần dần, “gã” cơ thể khổng lồ sẽ chiến thắng vì chúng ta có dư sức mạnh để nghiền nứt răng". 
 
Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng trên và dưới siết chặt lại với nhau khi ngủ có thể phát răng âm thanh hoặc không. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mớ và ngáy.
 
Bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
 
Nguyên nhân gây bệnh
+  Lệch khớp cắn, răng mất, răng mọc không đều
+  Biến chứng do rối loạn, chẳng hạn như bệnh Huntington, bệnh Parkinson.
+  Bệnh nhân đang mắc một số bệnh gây nghiến răng khi ngủ: viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm, suy nhược thần kinh…
+  Đáp ứng đau từ đau tai hoặc mọc răng.
+  Tăng trưởng và phát triển của hàm và răng.
+  Yếu tố tâm lý: stress, sốc tâm lý, hồi hộp, lo âu, cạnh tranh, trẻ em hiếu động cũng có thể gặp trường hợp nghiến răng khi ngủ
+  Bất thường trong giấc ngủ: gặp ác mộng, tư thế ngủ, không gian ngủ
+  Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc mà tác dụng phụ của nó gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…
+  Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể
+  Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn, bố mẹ, ông bà đã từng mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn cũng mắc phải cao hơn.
+  Sử dụng các chất cồn, chất kích thích
 
Bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
 
Tác hại của bệnh
+  Mòn răng: tuỳ thuộc vào thời gian và mức độ nghiến răng, độ cứng của mô nha sẽ mài mòn nhiều hay ít. Nhiều trường hợp các răng cối mòn đến lô tủy, các răng cửa mòn đến hơn 2/3 chiều cao của răng.
+  Đau cơ nhai. Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau âm ỉ hai bên vùng má, gần góc hàm.
+  Khớp thái dương hàm bị quá tải trong trường hợp nghiến răng
+  Ảnh hưởng thẩm mỹ. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn. Trường hợp nghiến răng kéo dài có thể dẫn đến răng lung lay gây mất răng.
+  Gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm
+  Khiến gương mặt trông già hơn. Răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.
+  Là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng: đau đầu, căng thẳng, đau mặt
 
Nhiều người vẫn cho răng nghiến răng là một tật khi ngủ nhưng nó không chỉ là một tật mà còn là một dạng biểu hiện bệnh lý răng miệng. Nếu bệnh kéo dài và ngày càng nặng hơn, bệnh nhân nên đến các trung tâm nha khoa để kiểm tra khuôn hàm, chụp hình Xquang để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh.
 
Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.7/5 - (2522 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha