Cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng

Sau khi được cố định khí cụ niềng răng các bệnh nhân sẽ phải mang chúng trong suốt thời gian điều trị. Vậy phải chăm sóc như thế nào để vừa đảm bảo không gây sứt mẻ cho các khí cụ lại vừa không gây tổn thương tới các mô mềm và nướu của mình. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng cho bạn để vừa vệ sinh răng miệng vừa đạt được hiệu quả niềng răng cao nhất.

Chải răng

Bạn nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm thay vì các bàn chải cứng, vì bàn chải cứng dễ gây sứt mẻ các mắc cài và gây tổn thương cho nướu của bạn. Việc chải răng cũng phải thực hiện một cách nhẹ nhàng, đúng cách theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Sử dụng chỉ tơ nha khoa thay cho các bàn chải cứng

Khi bạn đeo khí cụ niềng răng trong miệng, việc vệ sinh khoang miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế bạn không thể lơ là việc vệ sinh răng miệng hàng ngày được. Bác sĩ nha khoa Hưng Thịnh khuyên bạn nên sử dụng các loại chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp làm sạch các kẽ răng ngăn ngừa tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Ban đầu khi mới sử dụng có thể bạn chưa quen với công việc dùng chỉ này, nhưng dần dẫn sẽ quen hơn và có thể bạn sẽ yêu thích công việc này hơn.

Trước tiên bạn nên trượt sợi chỉ nha khoa trong kẽ răng ở phần trên của răng và dây cung chính, sau đó di chuyển một cách nhẹ nhàng, kéo qua kéo lại sợi chỉ trên mỗi bên của 2 kẽ răng, thực hiện lặp lại động tác đó nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy hàm răng đã được làm sạch.

Điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống

Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, quá lạnh hay quá nóng…vì chúng dễ có nguy cơ làm sứt mẻ thậm trí là vỡ và tổn hại tới các khí cụ, mắc cài.

Bạn cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với những đồ ăn quá dẻo, dễ gây dính răng và dính vào các mắc cài, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng…

Các biện pháp khắc phục

Nếu trong quá trình sử dụng, ăn uống, mắc cài của bạn bị sứt ra, hoặc bị các vật cứng gây tổn thương mà bạn không thể tự khắc phục được thì phải tới gặp bác sĩ ngay để các bác sĩ có các biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất. Đảm bảo cho quy trình niềng răng của bạn vẫn diễn ra bình thường, không bị đứt quãng bởi những nguyên nhân không đáng có như vậy nhé. 

Bài viết liên quan: Đặc điểm và cách niềng răng hô hàm dưới

Đánh giá của bạn

Kết quả: 4.5/5 - (915 phiếu)

BÌNH LUẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN

Ý kiến của bạn
Nhập nội dung bình luận

captcha